Ổ cắm điện là một trong các hạng mục mà bạn cần phải đặc biệt quan tâm khi thiết kế và xây dựng nhà ở. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến hạng mục này thì cùng theo dõi những chia sẻ về tiêu chuẩn bố trí ổ cắm điện trong nhà sau đây sẽ giúp bạn có không gian sống an toàn và đậm nét thẩm mỹ.
Cách bố trí ổ cắm điện
Để có thể hiểu rõ các tiêu chuẩn bố trí ổ cắm điện trong nhà, chúng ta cùng tìm hiểu về cách bố trí ổ cắm qua 2 yếu tố sau đây
Hệ thống ổ cắm điện
Bạn cần chọn những mẫu ổ cắm có mẫu mã đẹp phù hợp với không gian nhà và sở thích của bạn. Ngoài ra, cũng cần phải chú ý đến thương hiệu của sản phẩm vì chỉ khi sở hữu các ổ cắm uy tín thì mới đảm bảo an toàn cho người dùng.
Bạn không nên chọn loại ổ cắm có phần vỏ mỏng hay dây nối lỏng lẻo để không gặp phải nguy cơ chập điện. Loại ổ cắm có phích cắm tương ứng với nhau cũng như có công suất điện áp tương ứng với các thiết bị trong nhà là lựa chọn lý tưởng mà bạn nên ưu tiên.
Ngoài ra, hãy ưu tiên cho các ổ điện có công tắc để tiện lợi hơn khi dùng. Một ổ điện có cực tiếp đất an toàn cũng là lựa chọn mà bạn nên hướng tới. Mỗi gian phòng hãy nên dùng khoảng 2 – 4 ổ cắm điện có công suất 15A.
Với các khu vực thường có nước như nhà tắm, nhà vệ sinh thì nên ưu tiên cho các ổ cắm có khả năng chịu nước và nên bố trí ở khu vực an toàn. Với các loại thiết bị có công suất lớn như bình nóng lạnh, ấm điện, máy giặt, tủ lạnh,… thì nên thiết kế một ổ cắm riêng.
Chiều cao tiêu chuẩn của ổ cắm điện
Tiêu chí về ổ cắm điện chỉ là một vấn đề, gia chủ còn phải lưu ý về các tiêu chuẩn bố trí ổ cắm điện trong nhà với chiều cao bao nhiêu để hợp lý ?
Tiêu chí này phụ thuộc vào đề nghị sử dụng của gia chủ cũng như cách lắp đặt và thiết kế nội thất trong gia đình. Đối với không gian phòng làm việc thì ổ điện cần được bố trí cách mặt đất 0.3m – 0.5m còn đối với nhà ở thì phải cách nền nhà từ 1.2 – 1.5m.
Ở trong môi trường mầm non, hoặc có trẻ nhỏ,.. Thì ổ cắm điện phải cao cách sàn tối thiểu 1.5m, để tạo nên sự an ninh cho các bé. Sau đây là một số tiêu chí về cách bố trí ổ điện, công tắc mà gia chủ cần phải quan tâm:
- Đường dây nối ngầm đến công tác và ổ cắm phải bắt nguồn các đường dây có trục nằm ngang và đường dây này phải được bố trí theo chiều thẳng đứng với công tắc, ổ điện hay bảng điện.
- Khoảng cách từ cửa ra vào hoặc cửa số đến dây điện phải khoảng 10cm.
- Công tắc đèn chính phải được bố trí ở gần cửa ra vào và với chiều cao là khoảng 70-90cm.
- Công tắc bật đèn được bố trí cho phòng chứa đồ nên đặt ở hành lang.
- Công tắc đèn cho phòng ăn, phòng ngủ, phòng bếp nên bố trí ở không gian phòng
- Ổ cắm được bố trí trong phòng sẽ cách sàn nhà khoảng 30cm còn công tắc thì cách khoảng 90cm.
Xác định vị trí các thiết bị điện trong nhà
Tiêu chuẩn bố trí ổ cắm điện trong nhà tiếp theo chính là vị trí của các thiết bị điện bên trong nhà. Bạn cần chọn vị trí ổ cắm sao cho vừa hợp lý lại vừa thuận tiện cho việc sinh hoạt.
Đầu tiên, anh chị nên vẽ chi tiết sơ đồ bố trí của các phòng và phải làm dấu cẩn thận các vị trí TV, máy tính, hệ thống âm thanh,… cũng như các món đồ nội thất. Sau đó, anh chị phải đánh dấu các ổ cắm mà anh chị muốn bố trí gồm cả ổ cắm mạng và ổ cắm điện thoại.
Để đảm bảo tính thẩm mỹ cho vị trí ổ cắm điện trong nhà thì khi bố trí ổ cắm, anh chị nên bố trí ở sau các thiết điện tử đã cố định trong gian phòng như: Tivi, máy tính,… để có thể giấu những sợi dây thật gọn gàng. Còn đối với các thiết bị máy hút bụi, cây quạt cây,… thì ổ cắm nên được bố trí cách sàn nhà với chiều cao khoảng 30cm.
Các tiêu chí về ổ cắm điện trong nhà
Ngoài tiêu chuẩn bố trí ổ cắm điện trong nhà thì bạn còn phải hiểu rõ về tiêu chí ổ cắm trong nhà sau đây
- Anh chị nên lựa chọn loại ổ cắm có chất lượng và uy tín cao vì chúng không những có độ bền cao mà còn tăng cao tính thẩm mỹ cho không gian nhà của bạn.
- Không nên chọn sử dụng các loại ổ cắm có phần vỏ mỏng hay dây nối lỏng lẻo vì để có thể hạn chế nguy cơ chập điện hay cháy nổ.
- Chọn ổ cắm với phích cắm có sự tương ứng với nhau.
- Ổ cắm cần phải có công suất phù hợp với các thiết bị đang được bố trí trong gia đình.
- Nên ưu tiên cho các ổ cắm điện với cực tiếp đất an toàn.
- Mỗi phòng nên lắp đặt khoảng 2 – 4 ổ cắm điện thoại loại 15A.
- Trong các không gian như phòng tắm, nhà vệ sinh hay khu vực bếp thì nên ưu tiên ổ cắm với khả năng chịu nước cao và ưu tiên bố trí ở vị trí ít nguy hiểm.
- Đối với các thiết bị cần công suất điện cao như: Tủ lạnh, máy giặt, bếp từ,… thì cần có ổ cắm riêng cho từng loại.
- Nên kết hợp dây điện bố trí theo kiểu âm tường để vừa tạo được tính thẩm mỹ vừa an toàn cho người dùng.
Cách bố trí ổ cắm điện trong không gian nhà ở
Sau khi tìm hiểu về hệ thống ổ cắm cũng như các tiêu chuẩn về ổ cắm thì chúng ta cùng tìm hiểu tiêu chuẩn bố trí ổ cắm điện trong nhà ở cho từng không gian như sau:
Phòng ngủ
Nếu giường ngủ là giường đối và được đặt ở giữa phòng thì nên bố trí ổ cắm điện ở 2 bên giường để có thể vừa thắp đèn ngủ vừa có thể sạc các thiết bị điện tử cần thiết. Còn đối với phòng có 2 giường đơn thì số lượng ổ cắm và công tắc cũng cần phải bố trí theo vị trí thuận tiện với giường và số lượng cũng không thay đổi.
Phòng ngủ thường có TV thì bạn cũng nên bố trí ổ cắm riêng cho thiết bị này và nên đặt nó ở phía sau TV để không bị rối mà còn tăng thêm nét thẩm mỹ cho phòng. Ổ cắm của điều hoà cần được bố trí tại cửa sổ gần nơi lắp máy điều hoà để đảm bảo dây điện không chằng chịt, lủng lẳng.
Phòng vệ sinh
- Hệ thống đường điện: Bạn nên ưu tiên cho hệ thống dây điện ngầm và cần bảo vệ cẩn thận bằng ống gen vì nơi đây liên tục ẩm ướt. Ống gen và dây điện phải đạt chuẩn để có thể đảm bảo được độ bền và khả năng cách điện tốt.
- Ổ cắm: Hạn chế lắp đặt ổ cắm trong không gian này. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng ổ cắm thì nên bố tr1i chúng ở vị trí cao ráo, tránh nước bắn vào.
- Bình nước nóng: Ưu tiên cho các sản phẩm tiết kiệm điện, có độ bền cao, thân máy chống rò rỉ và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Quạt thông gió: Nên bố trí ở vị trí cao với khả năng cảm ứng và tự động ngắt nếu quạt quá công suất và quá nóng.
Phòng khách
Phòng khách là không gian quan trọng nhất mà anh chị cần đặt biệt quan tâm đến tiêu chuẩn bố trí ổ cắm điện trong nhà vì nơi đây sở hữu rất nhiều thiết bị điện gia dụng.
Anh chị nên bố trí 3 ổ cắm gần tivi để có thể dùng 1 cái cho tivi, 1 cái cho các thiết bị loa, 1 cái dùng cho các thiết bị phụ như: Đèn, máy chiếu,… Tiếp theo là dành riêng một ổ điện cho máy điều hoà và mỗi bên sofa cũng cần bố trí 1 ổ cắm để có thể dùng cho mục đích cá nhân như: Sạc pin, sạc laptop, quạt, máy tính,… Hãy ưu tiên cho việc lắp đặt hệ thống dây điện sau các món đồ nội thất trong không gian phòng.
Phòng bếp
Phòng bếp cũng là nơi chứa nhiều các thiết bị gia dụng mà nhất là các loại thiết bị dùng công suất điện cao như: Lò vi sóng, máy hút mùi, bếp điện, tủ lạnh, máy xay tố, máy pha cà phê,… vì vậy phải bố trí nhiều ổ cắm.
Bạn cần quan tâm đến các tiêu chuẩn bố trí ổ cắm điện trong nhà bếp như sau:
- Phải có ít nhất 5 ổ cắm vì lượng điện cần dùng liên tục
- Ổ cắm của tủ lạnh và lò vi sóng nên đặt ngay sau thiết bị
- Nên có ổ cắm và dây riêng cho thiết bị.
- Ổ cắm điện được bố trí trong gian bếp phải có chiều cao cách sàn là 130cm và cách bếp nấu ít nhất 50cm.
Từ những chia sẻ chi tiết trên đây của Vững Xây Cuộc Sống, hy vọng anh chị em có thể hiểu hơn về các tiêu chuẩn bố trí ổ cắm điện trong nhà. Để có không gian đẹp như mong muốn cùng hệ thống điện gọn gàng, an toàn thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn sớm nhất nhé!
Ý kiến bạn đọc (0)